Cách chọn chiến dịch kiếm tiền với Affiliate bằng Google Ads

Bài viết này được viết vào năm 2021, năm mà Affiliate Marketing nói là mới thì cũng không còn mới, mà nhiều người biết về Affiliate Marketing thì cũng chưa nhiều (một số doanh nghiệp vẫn chưa biết Affiliate Marketing là gì). Nó đủ để bạn hoa mắt khi phải tìm kiếm cho mình một sản phẩm hay một chiến dịch để kiếm tiền với Affiliate Marketing hiệu quả.

Các chiến dịch tại ACCESSTRADE
Các chiến dịch tại ACCESSTRADE

Cho nên bài viết ngày hôm nay Long sẽ giúp bạn biết cách để lựa chọn một chiến dịch chạy quảng cáo Google Ads – kiếm tiền với Affiliate Marketing một cách hiệu quả.

Kiếm tiền với Affiliate bằng cách chạy quảng cáo Google Ads là gì?

Trước khi bắt đầu vào nội dung chính, Long muốn chia sẻ cho các bạn mới biết về quảng cáo Google Ads là gì, và nó có liên quan gì đến việc kiếm tiền với Affiliate Marketing.

Trong các bước kiếm tiền với Affiliate Marketing, thì có một khâu rất quan trọng đấy là kéo traffic (khách hàng) click vào link Affiliate của bạn.

Traffic thì có 2 nguồn chính như sau:

  • Free traffic: SEO Website, SEO Youtube, Tiktok,…
  • Paid traffic: Quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, quảng cáo Tiktok,…

Như vậy, Google Ads là một hình thức quảng cáo thuộc paid traffic khi bạn làm Affiliate. Có nghĩa là bạn phải trả tiền thì mới có thể thu hút được khách hàng từ hình thức này.

Cái khác biệt giữ quảng cáo Facebook và quảng cáo Google về cơ bản là đối tượng khách hàng tiếp cận được. Đối với Facebook, bạn cần gợi ý cho khách hàng về sản phẩm mà bạn muốn bán cho khách hàng.

Còn đối với quảng cáo tìm kiếm của Google Ads thì bạn đang quảng cáo cho những khách hàng đã cho nhu cầu mua sản phẩm rồi, ví dụ như khách hàng tìm kiếm từ khoá “mua iphone 12 pro max” và xuất hiện quảng cáo như hình bên dưới có nghĩa là khách hàng đã có nhu cầu mua sản phẩm rồi.

Quảng cáo Google Ads
Quảng cáo Google Ads

Cho nên, việc chạy quảng cáo Google Ads, có thể sẽ tiếp cận ít khách hàng hơn so với việc bạn chạy quảng cáo Facebook, nhưng những khách hàng đến từ Google Ads thì lại có nhu cầu mua sản phẩm nhiều hơn.

Cách lựa chọn chiến dịch khi kiếm tiền với Affiliate bằng quảng cáo Google Ads

Với mỗi chiến dịch Affiliate khác nhau, chúng ta có thể kết hợp nhiều hình thức làm Affiliate khác nhau (vừa quảng cáo, vừa SEO, vừa xây kênh Youtube,…) hoặc có một số chiến dịch chỉ thích hợp chạy ở một số hình thức thôi. Ví dụ như những chiến dịch vi phạm chính sách quảng cáo như các sản phẩm về giới tính, sinh lý, thực phẩm chức năng,… rất khó để chạy quảng cáo thì kênh SEO lại là một kênh rất phù hợp.

Trong nội dung bài viết này, Long sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân trong việc lựa chọn chiến dịch để kiếm tiền với Affiliate Marketing bằng cách chạy quảng cáo Google Ads thôi bạn nhé.

Loại bỏ cách chiến dịch vi phạm chính sách quảng cáo

Khi bạn tham gia một cuộc chơi, bạn phải tuân thủ luật chơi thì bạn mới có cơ hội thắng được. Còn không thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị loại.

Chạy quảng cáo Google Ads cũng vậy, quảng cáo của bạn có thể sẽ không được duyệt hoặc hơn nữa là tài khoản quảng cáo của bạn có thể bị khoá nếu như bạn cố tình chạy các chiến dịch vị phạm chính sách quảng cáo của Google.

Cho nên việc đầu tiên khi lựa chọn chiến dịch để kiếm tiền với Affiliate bằng quảng cáo Google Ads là bạn nên loại bỏ các chiến dịch vị phạm chính sách quảng cáo của Google đi nhé, ví dụ như:

  • Nội dung khiêu dâm
  • Thức uống có cồn
  • Bản quyền (ví dụ: Apple, Nike, Adidas,…)
  • Đánh bạc và trò chơi (ăn tiền)
  • Chăm sóc sức khoẻ và thuốc
  • Nội dung chính chị
  • Dịch vụ tài chính (vay tiền)

Nguồn: Chính sách của Google Ads

Với một số chính sách về sản phẩm như trên, bạn có thể thấy là rất nhiều sản phẩm dịch vụ đang là chiến dịch Affiliate không phù hợp để có thể chạy quảng cáo Google Ads Long ví dụ như:

  • Cách chiến dịch về tài chính
  • Các chiến dịch về thực phẩm chức năng
  • Các chiến dịch về giới tính, sinh lý
  • Các chiến dịch về đầu tư tiền điện tử, forex,…

Ưu tiên chiến dịch không cấm SEM Brand name

Sau khi bạn loại bỏ các chiến dịch vi phạm chính sách của Google Ads thì coi như là bạn cũng loại bỏ kha khá chiến dịch rồi đấy, giờ bạn hãy tiếp tục loại bỏ những chiến dịch cấm SEM Brand name nữa bạn nhé.

Để biết mà loại bỏ các chiến dịch này thì bạn cần phải biết SEM Brand name là gì?

Bạn có thể hiểu đấy là từ khoá thương hiệu, ví dụ như chiến dịch Lazada thì Brand name ở đây “Lazada”. Như vậy nếu bạn làm Affiliate khi chạy quảng cáo Google Ads mà người dùng tìm kiếm các từ khoá có chữ Lazada ví dụ: “mã giảm giá Lazada” mà thấy quảng cáo của bạn là coi như bạn vi phạm chính sách SEM Brand name của chiến dịch Lazada (tuỳ chiến dịch mà có hình thức sử phạt khác nhau).

Tại sao phải chọn chiến dịch không cấm SEM Brand name?

Để giảm click vào quảng cáo mà không có nhu cầu mua sản phẩm của thương hiệu đấy.

Ví dụ như “rong nho” có rất nhiều thương hiệu như: Rong nho Sabudo, rong nho Trường Thọ, rong nho Okinawa,… trong trường hợp này, nếu bạn đang bán sản phẩm rong nho Trường Thọ thì nên chạy quảng cáo với từ khoá “rong nho trường thọ” để khi khách hàng tìm kiếm từ khoá “rong nho Sabudo” thì quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện vì người khách này đâu có nhu cầu mua rong nho Trường Thọ đâu.

Thêm 1 cái nữa là, nếu bạn chạy quảng cáo với từ khoá thương hiệu, bạn sẽ tiếp cận được một nguồn khách hàng chất lượng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm và biết về thương hiệu của sản phẩm đấy. Tăng mức độ uy tín và từ đây dễ tạo ra chuyển đổi trong quá trình kiếm tiền với Affilaite bằng quảng cáo Google Ads.

Làm sao để biết chiến dịch nào không cấm SEM Brand name?

Nếu bạn từng đọc các quy định của các chiến dịch trên các NET Affiliate thì bạn sẽ không thường thấy câu như “Không cấm chạy SEM Brand name” đâu. Vậy làm sao để biết là có cấm hay là không?

Câu trả lời là nếu như không có ghi là “cấm SEM Brand name” thì bạn cứ xem như là không có cấm đi, vì các NET cũng rất thích các chiến dịch không cấm cái này (thật ra NET cũng đâu có thích cấm SEM Brand name đâu, tại mấy Advertiser họ không cho dùng thương hiệu của họ thì đành chịu).

Đa phần các chiến dịch về CPO, D2C sẽ không cấm SEM Brand name (đa phần thôi nhé, có thể có một số chiến dịch vẫn cấm).

Xem thêm: Kiếm tiền với Dinos – NET Affiliate Marketing chuyên CPO mới

Lưu ý! 

Để có thể chạy SEM Brand name thì ít ra Brand name đấy cũng phải có tỉ lệ tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm của Google, chứ thương hiệu quá mới (không ai tìm kiếm trên Google) thì cũng không có tác dụng gì nhiều. Mà đa phần các chiến dịch CPO, D2C thì thường là chưa có nhiều người tìm kiếm trên Google lắm – Làm Affilaite khó đủ đường đúng không ^^.

Làm sao để biết brand name của chiến dịch có ai tìm kiếm hay không?

Cái này thì bạn cần phải sử dụng một công cụ đấy là keywordtool.io – đây là một công cụ nghiên cứu từ khoá nó sẽ giúp bạn biết được là từ khoá mà bạn muốn nghiên cứu có bao nhiêu người tìm mỗi tháng, xu hương tìm kiếm như thế nào, CPC bao nhiêu, độ cạnh tranh như thế nào,…

Nghiên cứu từ khoá bằng Keywordtool.io
Nghiên cứu từ khoá bằng Keywordtool.io

Long cũng có một video hướng dẫn cách nghiên cứu từ khoá để chạy quảng cáo Google Ads bằng công cụ Keywordtool này rồi, bạn có thể xem qua tại đây nhé:

Tuy nhiên, để biết được toàn bộ số liệu trên bạn cần phải lên pro công cụ thì bạn mới có thể xem hết số liệu được. Để có thể lên Pro Keywordtool giá rẻ, chỉ từ 100-200k/tháng thì bạn hãy click vào nút “MUA TOOL” bên dưới nhé.

MUA TOOL

Ưu tiên các chiến dịch có hỗ trợ landing page

Landing page là gì thì nếu như bạn chưa biết thì có thể đọc lại các bài viết Long chia sẻ về landing page nhé. Hoặc bạn có thể Google thêm.

Xem thêm: Tạo landing page bằng WordPress với Ztheme

Việc chạy quảng cáo Google Ads sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn có một trang landing page chất lượng, nội dung rõ ràng, load nhanh,…

Đa phần các chiến dịch CPO, D2C đều hỗ trợ bạn trang landing page để giới thiệu sản phẩm, nhưng tên miền của những trang landing page này thường không được đẹp lắm, khách thường mất lòng tin (sợ mua phải hàng kiếm chất lương) vì cái tên miền này.

Landing page giới thiệu sản phẩm Affiliate
Landing page giới thiệu sản phẩm Affiliate

Cho nên, nếu được thì bạn nên đầu tư cho mình 1 tên miền riêng và copy trang landing page của trang giới thiệu sản phẩm mà chiến dịch đã cung cấp. Đa phần thì các chiến dịch này thường sẽ kèm luôn file ladipage nên bạn chỉ cần copy qua ladipage mà dùng thôi, cũng khá đơn giản (cho những người biết cách làm).

Có nhiều người nổi tiếng giới thiệu sản phẩm

Cái này thì chắc mình không giải thích bạn cũng hiểu tại sao rồi đúng không? Những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng.

Cho nên bạn nên lựu chọn những sản phẩm có nhiều người nổi tiếng review hoặc đang sử dụng sản phẩm.

Có nhiều tư liệu về sản phẩm (video, hình ảnh, đánh giá của khách hàng)

Việc có nhiều người đã dùng sản phẩm cũng là một yếu tố rất quan trọng giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng của mình.

Bạn cũng nên ưu tiên những chiến dịch có đầu tư video giới thiệu sản phẩm rõ ràng. Vì khách hàng xem quảng cáo của bạn nhiều khi cũng lười biếng đọc lắm, nếu có video sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm từ đấy có thể đưa ra quyết định mua sản phẩm mà bạn đang chạy quảng cáo.

Mức hoa hồng đủ hấp dẫn

Với việc chạy quảng cáo không giống như việc làm SEO có thế lấy công làm lời. Bạn chạy quảng cáo là bạn phải bỏ tiền ra thì mới có traffic, cho nên nếu như hoa hồng quá thấp thì bạn cũng nên suy nghĩ lại là có nên chạy chiến dịch đấy hay không.

Nếu hoa hồng thấp thì bạn có thể xem coi chiến dịch đấy có hoa hồng trọn đời hay không, đặc biệt là những chiến dịch giới thiệu tool, công cụ hay đầu tư,… thường sẽ có hoa hồng trọn đời gian khách hàng tiếp tục gia hạn và sử dụng sản phẩm.

Xem thêm: Kiếm tiền Online với Gopage – Hoa hồng lên đến 35% (có hoa hồng trọn đời)

Một số lưu ý khi chạy quảng cáo Google Ads để kiếm tiền với Affiliate

Ở đây mình lưu ý về việc chạy quảng cáo Google Ads với hình thức quảng cáo tìm kiếm thôi bạn nhé, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để giảm chi phí chạy quảng cáo.

  • Lựu chọn từ khoá dài, từ khoá thương hiệu
  • Ưu tiền chạy quảng cáo trên máy vi tính thôi
  • Chọn đối sánh cụm từ khi chạy quảng cáo
  • Lựa chọn độ tuổi phù hợp
  • Lựu chọn những địa điểm phù hợp (bạn có thể dùng Google Trend để biết phần này).

Video hướng dẫn cách lựa chọn chiến dịch kiếm tiền với Affiliate bằng Google Ads

Nội dung của bài viết ngày hôm nay Long cũng chia sẻ trong một buổi livestream định kỳ trên kênh Youtube Hoàng Long Team. Nếu bạn không thích đọc có thể xem video nhé.

Tạm kết

Trên đây là những ý kiến các nhân của Long thôi, mong là có thể giúp ích cho những bạn lần đầu chạy quảng cáo Google Ads để kiếm tiền với Affiliate.

Long sẽ tiếp tục cập nhật thêm một số phương pháp lựa chọn chiến dịch Affiliate khác vào bài viết nữa nếu như có thêm cái gì đấy hay.

Nếu bạn có câu hỏi nào về phần này, hãy để lại bình luận, Long sẽ trả lời các câu hỏi của bạn.

Cuối cùng là hãy giúp Long chia sẻ bài viết này nếu như bạn cảm thấy nó thật sự hữu ích. Xin cảm ơn!

 

Viết một bình luận